VietCatholic News (05 Aug 2010 09:34)
Chặng đường dài của Giáo Hội tại Việt Nam đã đi một bước mới khi vào cuối tháng 6, Rôma và Hà Nội đồng thuận rằng, Vatican có thể bổ nhiệm một vị đại diện không thường trú cho Việt Nam.
Thực ra thì tại Hà Nội, những tranh cãi về việc bổ nhiệm vị Tổng Giám Mục mới của thủ đô vẫn chưa chìm xuống, Đức Giám Mục Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, người hiện đương chức Chủ tịch Hội đồng Giám Mục, sẽ thay cho vị trí của Đức Tổng Giám Mục Giuse Ngô Quang Kiệt, 58 tuổi, một chiến sĩ đấu tranh cho tự do của Giáo Hội.
Trong những năm gần đây, Đức Tổng Kiệt đã dùng ảnh hưởng của cá nhân ngài đưa vấn đề tài sản của giáo hội bị chính phủ tịch thu trước công luận - tài sản mà chẳng bao giờ được trả về lại cho cộng đồng Công giáo. Một con người của văn hóa, từng học tại Paris, Đức Tổng Kiệt tâm sự với tôi hai năm trước đây tại văn phòng của ngài ở Hà Nội rằng, các tranh cãi về tài sản của giáo hội "không chỉ là một vụ tranh chấp quyền sở hữu" nhưng "còn thử phân tích hành vi vi phạm nhân quyền tại Việt Nam ngày nay".
Còn quá sớm để nói rằng thỏa thuận này là bước dạo đầu cho một thời kỳ mới, hoặc tạo thành một nghi thức đơn giản của "chính quyền". Hãy nhìn vào sự thật. Ngày 26 tháng 6 vừa qua, sau một cuộc họp hai ngày tại Rôma, văn phòng báo chí Vatican đã công bố biên bản ghi nhận các hoạt động của Nhóm Công Tác Hỗn Hợp Tòa Thánh và chính phủ Việt Nam, cơ chế được tạo lập vào năm 2008 như là kết quả của một cuộc hành trình hòa giải dài dẳng giữa hai bên.
Một lộ trình đã được thực hiện từ thập nhiên 1990, do ĐHY Roger Etchegaray khởi xướng trong chuyến đi của ngài tới Việt Nam ngay vào thời điểm cao trào của thời kỳ "đổi mới", đó là những thay đổi về chính trị và kinh tế do Đại hội lần VI của đảng cộng sản phát động năm 1987.
Đánh dấu việc tái nối lại quan hệ giữa hai bên là chuyến thăm lần đầu tiên trong lịch sử của chủ tịch nước, ông Nguyễn Minh Triết đến Vatican hội kiến Đức Giáo Hoàng Benedict XVI vào năm 2009.
Sau đó, báo cáo của nhóm công tác nói, "họ đồng thuận rằng, như là bước đi đầu tiên, một vị đại diện không thường trú của Tòa Thánh cho Việt Nam sẽ được Đức Giáo Hoàng bổ nhiệm", để "đào sâu quan hệ giữa Tòa Thánh và Việt Nam, cũng như giữa Tòa Thánh và Giáo Hội Công Giáo địa phương."
Nhưng, sự thiếu sót của bước đi lịch sử này đã được nêu bật trên "Asia News", tức là nhóm công tác đã gạt Giáo Hội Việt Nam địa phương ra bên lề các cuộc đối thoại giữa nhà nước và Tòa Thánh. "Các vị giám mục của 26 giáo phận Việt Nam và Hội đồng Giám mục không có tiếng nói trong cuộc họp đó của nhóm công tác hỗn hợp Việt Nam - Tòa Thánh", hãng thông tấn điện tử của Học viện Giáo hoàng về Truyền giáo Ngoại quốc chỉ ra như vậy trong một bài xã luận về sự kiện này.
Nhưng những thay đổi này có phải là bước dạo đầu trong quan điểm về quan hệ ngoại giao chính thức không?
Tổng Giám Mục TGP.TPHCM, trước đây gọi là TGP Sài Gòn, ĐHY Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn, khá thận trọng trong câu trả lời của mình khi được tờ báo "Mondo e Missione" hỏi về việc này: "Tôi không nghĩ rằng quan hệ ngoại giao sẽ tiến triển nhanh chóng. Điều này sẽ diễn ra khi có sự bình an và đoàn kết trong đất nước, ngay trong chính các nhà lãnh đạo, và với cả các đồng minh chính yếu của họ".
Phát biểu này phải được đưa vào ngữ cảnh. Khi Đức Hồng y nói về "bình an và đoàn kết trong đất nước", người ta có thể sẽ liên tưởng ngay đến trường hợp của Đức Tổng Kiệt, hay cũng gọi là quyết định từ chức của Tổng Giám Mục Hà Nội, một quyết định làm khuấy động lên sự tranh cãi y như trong một tổ ong.
Còn khi đề cập đến đoàn kết "ngay trong chính các nhà lãnh đạo" và với "đồng minh chính yếu của họ", tức là trong nội bộ các nhà lãnh đạo Việt Nam đang được chia ra hai phe: một phe thân phương Tây và phe khác vẫn còn rất dè dặt. Phe này có mối liên hệ với Trung Quốc, tức là "đồng minh chính yếu" của Hà Nội. Theo dẫn chứng của các nhà quan sát khác nhau thì các lãnh đạo Việt Nam vẫn còn trông chờ vào Bắc Kinh trong việc xác định chính sách ngoại giao. Và mối quan hệ với Vatican cũng không phải là ngoại lệ.
Vì vậy, với những gì đang xảy ra giữa Rôma và Hà Nội, thận trọng là điều bắt buộc. Điều này cũng được xác nhận bởi Đức Giám Mục Giuse Vũ Văn Thiên - Giám mục Hải Phòng, lý giải trên "Mondo e Missione": "Tôi chắc chắn rằng Chúa Thánh Thần luôn luôn can thiệp trong Giáo Hội. Vatican rất thận trọng trong việc quyết định bổ nhiệm một đại diện không thường trú cho Việt Nam. Đây không chỉ là bước đi đầu tiên, mà còn là một nỗ lực khôn ngoan để tiến triển tiếp về vấn đề này. Đó là một cách tốt để yêu cầu Chính phủ Việt Nam chấp nhận các hoạt động của Giáo Hội Công Giáo trong nhiều lĩnh vực xã hội, ví dụ như là giáo dục, một lĩnh vực mà trong đó Giáo Hội không có trường học, trừ các trường mẫu giáo, từ thiện, ta cũng thấy rằng không có bệnh viện Công giáo nào cả. Hơn nữa Giáo Hội không thể mua đất để xây dựng các giáo xứ cho các cộng đoàn mới".
Trong báo cáo ngày 26 tháng 6, Tòa Thánh "yêu cầu" chính phủ "tiếp tục tạo điều kiện để Giáo Hội có thể tham gia cách hiệu quả trong việc phát triển đất nước, đặc biệt là trong lĩnh vực tinh thần, giáo dục, y tế, xã hội và từ thiện". Nhưng đó không phải là tất cả, Đức Giám mục Vũ Văn Thiên giải thích: "Một vấn đề rất hóc búa đã được trải ra: việc bồi thường cho Giáo hội về các tài sản bị nhà nước tịch thu".
Vì vậy, sự tự do hoàn toàn dành cho Giáo hội vẫn lâm vào tình thế khó khăn mà vẫn chưa giải quyết được. Trường hợp của Đức Tổng Kiệt một lần nữa đã chứng minh điều này.
Khi Vatican công bố cuối tháng 4 việc bổ nhiệm một giám mục phó cho Hà Nội là Đức Giám mục Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, đương làm giám mục Đà Lạt, người được xem là có nhiều "ngoại giao" với chính quyền hơn so với Đức Tổng Kiệt, và sau đó, ngày 22 tháng 5, Đức Tổng Kiệt từ chức, tại Việt Nam (và không chỉ có ở đó) chẳng tìm ra được lý do thực sự của việc thay thế này.
Trong thời gian mục vụ tại địa phương, Đức Tổng Kiệt đã kiên quyết và kiên vững bảo vệ sự tự do của Giáo Hội. Vào mùa thu năm 2008, ngài đã phải hạn chế ở trong tòa tổng giám mục vì sự quấy phá của các băng nhóm côn đồ - do đảng cộng sản tuyển dụng để phản ứng trước các cuộc "đốt nến cầu nguyện" của người Công giáo. Đó là tên được đặt cho các buổi cầu nguyện và diễu hành của người Công giáo tại Hà Nội để đòi bồi hoàn cho Giáo Hội phần đất của Toà Khâm Sứ cũ ở thủ đô, một phần đất mà nay các nhà chức trách muốn xây dựng nhà hàng trên đó.
Hai cơ quan được đánh giá cao về thông tin tình hình ở Việt Nam là "Asian News" và "Églises d'Asie" đã lên tiếng trong những tuần gần đây, nói về các quan điểm khác nhau xung quanh việc từ chức của Tổng Giám mục Kiệt, hầu như đều gọi đó là một cái giá mà Vatican phải trả để có được quan hệ ngoại giao với Việt Nam.
Nhưng ĐHY Phạm Minh Mẫn đã nỗ lực thực hiện việc xoa dịu những suy đoán trên, và ngay cả Tổng Giám mục Ngô Quang Kiệt cũng vậy. Trong thư "Thư Từ Biệt" gửi cho Tổng Giáo phận Hà Nội, khi ngài rời đi hôm 12 tháng 5, Đức Tổng Kiệt khẳng định rằng, ngài từ chức khỏi giáo phận "chỉ vì lợi ích của Giáo Hội, cụ thể là của Tổng giáo phận Hà Nội chúng ta".
Trong cùng lá thư, tổng giám mục nhớ lại ngài đã trải qua "giờ phút nguy biến", khi "tính mạng bị đe dọa". Và ngài cho rằng sự ra đi này là "phù hợp với ý muốn của Thiên Chúa", tin tưởng rằng "điều đó là tốt cho tôi và cho anh chị em". Tuy nhiên, có một thực tế đáng chú ý, trong bức thư từ biệt, Đức Tổng Kiệt đã không đề cập đến những lý do sức khỏe, vốn thường được áp dụng để lí giải cho việc ngài từ chức lãnh đạo một giáo phận quan trọng như Hà Nội.
Về phần mình, trong một cuộc phỏng vấn dành cho "Églises d'Asie", ĐHY Mẫn đã giải thích rằng, sau cuộc gặp với các quan chức của Quốc Vụ Khanh và Thánh Bộ Truyền giáo tại Rôma, ngài đã có thể đảm bảo với các tín hữu rằng, việc để Đức Tổng Kiệt ra đi là sự lựa chọn theo ý riêng của Đức Giáo hoàng "để tôn trọng mong muốn thực chất của người đã đệ trình thỉnh cầu này", nghĩa là chấp nhận đơn từ chức của vị giám chức.
Bằng cách này, ĐHY muốn sự im lặng trước những tiếng nói quy trách nhiệm cho Thánh Bộ Truyền Giáo về những gì đã xảy ra: "sự tắc trách của Bộ Truyền Giáo, sự thỏa hiệp của Bộ Ngoại Giao, sự cấu kết của một ít nhân vật trong Giáo Hội vì tư lợi, sự ngây ngô của Vatican..., một số giám mục đề nghị tôi đi tìm hiểu sự thật 'thực' ".
Mà cuối cùng thì vẫn là lối "giải thích" chính thức: Đức Tổng Kiệt từ chức vì lý do sức khỏe.
Thực tế thì mục tiêu về sự tự do tôn giáo hoàn toàn trong cả nước vẫn còn là một chặng đường dài. Trong báo cáo mới nhất của Ủy ban về Tự do tôn giáo của Quốc hội Hoa Kỳ được công bố vào cuối tháng 4, Việt Nam nằm trong danh sách 13 quốc gia bị cho rằng "cần phải quan tâm đặc biệt" vì thiếu tôn trọng tín đồ tôn giáo.
Do đó, vấn đề quan hệ ngoại giao giữa Hà Nội và Vatican cũng không thể giúp được gì nhưng có thể được ghi nhận trong các văn kiện, như Đức Giám mục Hải Phòng nói:
"Tôi nghĩ rằng con đường vẫn còn dài. Là một người Việt Nam tôi thật sự quan tâm đến mối quan hệ này, đó là cơ sở làm cho người dân của chúng tôi được phấn khởi, nhưng là một người Công giáo, tôi cũng muốn có sự tôn trọng các điều kiện dành cho sự phát triển của Giáo Hội và của nhân quyền. Thực ra, chúng tôi hy vọng rằng sẽ có được tự do tôn giáo thực sự tại Việt Nam".
Một chuyến thăm của ĐTC Benedict XVI đến Việt Nam là ý tưởng nổi trội trên các phương tiện truyền thông đại chúng dạo gần đây, và mới nhất là trên nguyệt san "30 Days". Nhưng dưới ánh sáng của tình hình chính trị và giáo hội tại Việt Nam, phỏng đoán này có vẻ xa vời, mặc cho thực tế, đây là một dịp rất có ý nghĩa lịch sử đang xảy ra trong năm nay.
Trong năm 2010, Giáo hội Việt Nam tổ chức một Năm Thánh, trong đó có hai mốc kỷ niệm quan trọng mà người Công giáo địa phương đang tổ chức: 350 năm - hai giáo phận Tông Tòa đầu tiên được thiết lập, và 50 năm - Đức Giáo hoàng Gioan XXIII thiết lập hàng giáo phẩm chính thức vào ngày 24 tháng 11 năm 1960.
Năm Thánh bắt đầu vào ngày 24 tháng 11 năm 2009, lễ Các Thánh Tử đạo Việt Nam, và sẽ kết thúc ngày 06 tháng 01 năm 2011. Lễ Khai Mạc chính thức đã diễn ra tại Hà Nội, và Lễ Bế Mạc sẽ được tiến hành bằng một cuộc hành hương đến linh địa quốc gia Đức Mẹ La Vang, tại miền trung của đất nước. Vào tháng 11 năm 2010, một đại hội Dân Chúa cũng sẽ được tổ chức tại TPHCM, với các đại diện từ tất cả các giáo phận.
Đúng ra thì có nhiều phỏng đoán rằng, Lễ Chúa Hiển Linh năm 2011 được cho là dịp mà Đức Giáo hoàng Benedict XVI sẽ đến viếng thăm Việt Nam. Tuy nhiên, ĐHY Pham Minh Mẫn vẫn cho rằng điều này là không thể xảy ra: "Hai năm trước, chúng tôi đã có hy vọng lớn lao về một chuyến thăm của Đức Giáo hoàng vào lúc đó. Nhưng trong tình hình hiện nay, với tôi, có vẻ như hy vọng này đang dần dần tan biến từng chút một". Ngài nhắc lại lời Đức giám mục Phòng: "Tại thời điểm hiện tại, không có chuyến thăm nào của Đức Giáo hoàng đến Việt Nam như dự kiến."
(Tác giả Lorenzo Fazzini, ngày 3/8/2010 http://chiesa.espresso.repubblica.it/articolo/1344329?eng=y, Tiền Hô chuyển ngữ)
Thực ra thì tại Hà Nội, những tranh cãi về việc bổ nhiệm vị Tổng Giám Mục mới của thủ đô vẫn chưa chìm xuống, Đức Giám Mục Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, người hiện đương chức Chủ tịch Hội đồng Giám Mục, sẽ thay cho vị trí của Đức Tổng Giám Mục Giuse Ngô Quang Kiệt, 58 tuổi, một chiến sĩ đấu tranh cho tự do của Giáo Hội.
Trong những năm gần đây, Đức Tổng Kiệt đã dùng ảnh hưởng của cá nhân ngài đưa vấn đề tài sản của giáo hội bị chính phủ tịch thu trước công luận - tài sản mà chẳng bao giờ được trả về lại cho cộng đồng Công giáo. Một con người của văn hóa, từng học tại Paris, Đức Tổng Kiệt tâm sự với tôi hai năm trước đây tại văn phòng của ngài ở Hà Nội rằng, các tranh cãi về tài sản của giáo hội "không chỉ là một vụ tranh chấp quyền sở hữu" nhưng "còn thử phân tích hành vi vi phạm nhân quyền tại Việt Nam ngày nay".
Còn quá sớm để nói rằng thỏa thuận này là bước dạo đầu cho một thời kỳ mới, hoặc tạo thành một nghi thức đơn giản của "chính quyền". Hãy nhìn vào sự thật. Ngày 26 tháng 6 vừa qua, sau một cuộc họp hai ngày tại Rôma, văn phòng báo chí Vatican đã công bố biên bản ghi nhận các hoạt động của Nhóm Công Tác Hỗn Hợp Tòa Thánh và chính phủ Việt Nam, cơ chế được tạo lập vào năm 2008 như là kết quả của một cuộc hành trình hòa giải dài dẳng giữa hai bên.
Một lộ trình đã được thực hiện từ thập nhiên 1990, do ĐHY Roger Etchegaray khởi xướng trong chuyến đi của ngài tới Việt Nam ngay vào thời điểm cao trào của thời kỳ "đổi mới", đó là những thay đổi về chính trị và kinh tế do Đại hội lần VI của đảng cộng sản phát động năm 1987.
Đánh dấu việc tái nối lại quan hệ giữa hai bên là chuyến thăm lần đầu tiên trong lịch sử của chủ tịch nước, ông Nguyễn Minh Triết đến Vatican hội kiến Đức Giáo Hoàng Benedict XVI vào năm 2009.
Sau đó, báo cáo của nhóm công tác nói, "họ đồng thuận rằng, như là bước đi đầu tiên, một vị đại diện không thường trú của Tòa Thánh cho Việt Nam sẽ được Đức Giáo Hoàng bổ nhiệm", để "đào sâu quan hệ giữa Tòa Thánh và Việt Nam, cũng như giữa Tòa Thánh và Giáo Hội Công Giáo địa phương."
Nhưng, sự thiếu sót của bước đi lịch sử này đã được nêu bật trên "Asia News", tức là nhóm công tác đã gạt Giáo Hội Việt Nam địa phương ra bên lề các cuộc đối thoại giữa nhà nước và Tòa Thánh. "Các vị giám mục của 26 giáo phận Việt Nam và Hội đồng Giám mục không có tiếng nói trong cuộc họp đó của nhóm công tác hỗn hợp Việt Nam - Tòa Thánh", hãng thông tấn điện tử của Học viện Giáo hoàng về Truyền giáo Ngoại quốc chỉ ra như vậy trong một bài xã luận về sự kiện này.
Nhưng những thay đổi này có phải là bước dạo đầu trong quan điểm về quan hệ ngoại giao chính thức không?
Tổng Giám Mục TGP.TPHCM, trước đây gọi là TGP Sài Gòn, ĐHY Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn, khá thận trọng trong câu trả lời của mình khi được tờ báo "Mondo e Missione" hỏi về việc này: "Tôi không nghĩ rằng quan hệ ngoại giao sẽ tiến triển nhanh chóng. Điều này sẽ diễn ra khi có sự bình an và đoàn kết trong đất nước, ngay trong chính các nhà lãnh đạo, và với cả các đồng minh chính yếu của họ".
Phát biểu này phải được đưa vào ngữ cảnh. Khi Đức Hồng y nói về "bình an và đoàn kết trong đất nước", người ta có thể sẽ liên tưởng ngay đến trường hợp của Đức Tổng Kiệt, hay cũng gọi là quyết định từ chức của Tổng Giám Mục Hà Nội, một quyết định làm khuấy động lên sự tranh cãi y như trong một tổ ong.
Còn khi đề cập đến đoàn kết "ngay trong chính các nhà lãnh đạo" và với "đồng minh chính yếu của họ", tức là trong nội bộ các nhà lãnh đạo Việt Nam đang được chia ra hai phe: một phe thân phương Tây và phe khác vẫn còn rất dè dặt. Phe này có mối liên hệ với Trung Quốc, tức là "đồng minh chính yếu" của Hà Nội. Theo dẫn chứng của các nhà quan sát khác nhau thì các lãnh đạo Việt Nam vẫn còn trông chờ vào Bắc Kinh trong việc xác định chính sách ngoại giao. Và mối quan hệ với Vatican cũng không phải là ngoại lệ.
Vì vậy, với những gì đang xảy ra giữa Rôma và Hà Nội, thận trọng là điều bắt buộc. Điều này cũng được xác nhận bởi Đức Giám Mục Giuse Vũ Văn Thiên - Giám mục Hải Phòng, lý giải trên "Mondo e Missione": "Tôi chắc chắn rằng Chúa Thánh Thần luôn luôn can thiệp trong Giáo Hội. Vatican rất thận trọng trong việc quyết định bổ nhiệm một đại diện không thường trú cho Việt Nam. Đây không chỉ là bước đi đầu tiên, mà còn là một nỗ lực khôn ngoan để tiến triển tiếp về vấn đề này. Đó là một cách tốt để yêu cầu Chính phủ Việt Nam chấp nhận các hoạt động của Giáo Hội Công Giáo trong nhiều lĩnh vực xã hội, ví dụ như là giáo dục, một lĩnh vực mà trong đó Giáo Hội không có trường học, trừ các trường mẫu giáo, từ thiện, ta cũng thấy rằng không có bệnh viện Công giáo nào cả. Hơn nữa Giáo Hội không thể mua đất để xây dựng các giáo xứ cho các cộng đoàn mới".
Trong báo cáo ngày 26 tháng 6, Tòa Thánh "yêu cầu" chính phủ "tiếp tục tạo điều kiện để Giáo Hội có thể tham gia cách hiệu quả trong việc phát triển đất nước, đặc biệt là trong lĩnh vực tinh thần, giáo dục, y tế, xã hội và từ thiện". Nhưng đó không phải là tất cả, Đức Giám mục Vũ Văn Thiên giải thích: "Một vấn đề rất hóc búa đã được trải ra: việc bồi thường cho Giáo hội về các tài sản bị nhà nước tịch thu".
Vì vậy, sự tự do hoàn toàn dành cho Giáo hội vẫn lâm vào tình thế khó khăn mà vẫn chưa giải quyết được. Trường hợp của Đức Tổng Kiệt một lần nữa đã chứng minh điều này.
Khi Vatican công bố cuối tháng 4 việc bổ nhiệm một giám mục phó cho Hà Nội là Đức Giám mục Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, đương làm giám mục Đà Lạt, người được xem là có nhiều "ngoại giao" với chính quyền hơn so với Đức Tổng Kiệt, và sau đó, ngày 22 tháng 5, Đức Tổng Kiệt từ chức, tại Việt Nam (và không chỉ có ở đó) chẳng tìm ra được lý do thực sự của việc thay thế này.
Trong thời gian mục vụ tại địa phương, Đức Tổng Kiệt đã kiên quyết và kiên vững bảo vệ sự tự do của Giáo Hội. Vào mùa thu năm 2008, ngài đã phải hạn chế ở trong tòa tổng giám mục vì sự quấy phá của các băng nhóm côn đồ - do đảng cộng sản tuyển dụng để phản ứng trước các cuộc "đốt nến cầu nguyện" của người Công giáo. Đó là tên được đặt cho các buổi cầu nguyện và diễu hành của người Công giáo tại Hà Nội để đòi bồi hoàn cho Giáo Hội phần đất của Toà Khâm Sứ cũ ở thủ đô, một phần đất mà nay các nhà chức trách muốn xây dựng nhà hàng trên đó.
Hai cơ quan được đánh giá cao về thông tin tình hình ở Việt Nam là "Asian News" và "Églises d'Asie" đã lên tiếng trong những tuần gần đây, nói về các quan điểm khác nhau xung quanh việc từ chức của Tổng Giám mục Kiệt, hầu như đều gọi đó là một cái giá mà Vatican phải trả để có được quan hệ ngoại giao với Việt Nam.
Nhưng ĐHY Phạm Minh Mẫn đã nỗ lực thực hiện việc xoa dịu những suy đoán trên, và ngay cả Tổng Giám mục Ngô Quang Kiệt cũng vậy. Trong thư "Thư Từ Biệt" gửi cho Tổng Giáo phận Hà Nội, khi ngài rời đi hôm 12 tháng 5, Đức Tổng Kiệt khẳng định rằng, ngài từ chức khỏi giáo phận "chỉ vì lợi ích của Giáo Hội, cụ thể là của Tổng giáo phận Hà Nội chúng ta".
Trong cùng lá thư, tổng giám mục nhớ lại ngài đã trải qua "giờ phút nguy biến", khi "tính mạng bị đe dọa". Và ngài cho rằng sự ra đi này là "phù hợp với ý muốn của Thiên Chúa", tin tưởng rằng "điều đó là tốt cho tôi và cho anh chị em". Tuy nhiên, có một thực tế đáng chú ý, trong bức thư từ biệt, Đức Tổng Kiệt đã không đề cập đến những lý do sức khỏe, vốn thường được áp dụng để lí giải cho việc ngài từ chức lãnh đạo một giáo phận quan trọng như Hà Nội.
Về phần mình, trong một cuộc phỏng vấn dành cho "Églises d'Asie", ĐHY Mẫn đã giải thích rằng, sau cuộc gặp với các quan chức của Quốc Vụ Khanh và Thánh Bộ Truyền giáo tại Rôma, ngài đã có thể đảm bảo với các tín hữu rằng, việc để Đức Tổng Kiệt ra đi là sự lựa chọn theo ý riêng của Đức Giáo hoàng "để tôn trọng mong muốn thực chất của người đã đệ trình thỉnh cầu này", nghĩa là chấp nhận đơn từ chức của vị giám chức.
Bằng cách này, ĐHY muốn sự im lặng trước những tiếng nói quy trách nhiệm cho Thánh Bộ Truyền Giáo về những gì đã xảy ra: "sự tắc trách của Bộ Truyền Giáo, sự thỏa hiệp của Bộ Ngoại Giao, sự cấu kết của một ít nhân vật trong Giáo Hội vì tư lợi, sự ngây ngô của Vatican..., một số giám mục đề nghị tôi đi tìm hiểu sự thật 'thực' ".
Mà cuối cùng thì vẫn là lối "giải thích" chính thức: Đức Tổng Kiệt từ chức vì lý do sức khỏe.
Thực tế thì mục tiêu về sự tự do tôn giáo hoàn toàn trong cả nước vẫn còn là một chặng đường dài. Trong báo cáo mới nhất của Ủy ban về Tự do tôn giáo của Quốc hội Hoa Kỳ được công bố vào cuối tháng 4, Việt Nam nằm trong danh sách 13 quốc gia bị cho rằng "cần phải quan tâm đặc biệt" vì thiếu tôn trọng tín đồ tôn giáo.
Do đó, vấn đề quan hệ ngoại giao giữa Hà Nội và Vatican cũng không thể giúp được gì nhưng có thể được ghi nhận trong các văn kiện, như Đức Giám mục Hải Phòng nói:
"Tôi nghĩ rằng con đường vẫn còn dài. Là một người Việt Nam tôi thật sự quan tâm đến mối quan hệ này, đó là cơ sở làm cho người dân của chúng tôi được phấn khởi, nhưng là một người Công giáo, tôi cũng muốn có sự tôn trọng các điều kiện dành cho sự phát triển của Giáo Hội và của nhân quyền. Thực ra, chúng tôi hy vọng rằng sẽ có được tự do tôn giáo thực sự tại Việt Nam".
Một chuyến thăm của ĐTC Benedict XVI đến Việt Nam là ý tưởng nổi trội trên các phương tiện truyền thông đại chúng dạo gần đây, và mới nhất là trên nguyệt san "30 Days". Nhưng dưới ánh sáng của tình hình chính trị và giáo hội tại Việt Nam, phỏng đoán này có vẻ xa vời, mặc cho thực tế, đây là một dịp rất có ý nghĩa lịch sử đang xảy ra trong năm nay.
Trong năm 2010, Giáo hội Việt Nam tổ chức một Năm Thánh, trong đó có hai mốc kỷ niệm quan trọng mà người Công giáo địa phương đang tổ chức: 350 năm - hai giáo phận Tông Tòa đầu tiên được thiết lập, và 50 năm - Đức Giáo hoàng Gioan XXIII thiết lập hàng giáo phẩm chính thức vào ngày 24 tháng 11 năm 1960.
Năm Thánh bắt đầu vào ngày 24 tháng 11 năm 2009, lễ Các Thánh Tử đạo Việt Nam, và sẽ kết thúc ngày 06 tháng 01 năm 2011. Lễ Khai Mạc chính thức đã diễn ra tại Hà Nội, và Lễ Bế Mạc sẽ được tiến hành bằng một cuộc hành hương đến linh địa quốc gia Đức Mẹ La Vang, tại miền trung của đất nước. Vào tháng 11 năm 2010, một đại hội Dân Chúa cũng sẽ được tổ chức tại TPHCM, với các đại diện từ tất cả các giáo phận.
Đúng ra thì có nhiều phỏng đoán rằng, Lễ Chúa Hiển Linh năm 2011 được cho là dịp mà Đức Giáo hoàng Benedict XVI sẽ đến viếng thăm Việt Nam. Tuy nhiên, ĐHY Pham Minh Mẫn vẫn cho rằng điều này là không thể xảy ra: "Hai năm trước, chúng tôi đã có hy vọng lớn lao về một chuyến thăm của Đức Giáo hoàng vào lúc đó. Nhưng trong tình hình hiện nay, với tôi, có vẻ như hy vọng này đang dần dần tan biến từng chút một". Ngài nhắc lại lời Đức giám mục Phòng: "Tại thời điểm hiện tại, không có chuyến thăm nào của Đức Giáo hoàng đến Việt Nam như dự kiến."
(Tác giả Lorenzo Fazzini, ngày 3/8/2010 http://chiesa.espresso.repubblica.it/articolo/1344329?eng=y, Tiền Hô chuyển ngữ)