23 thg 9, 2010

Chuyện xứ người: Tổng thống của Dân

VietCatholic News (22 Sep 2010 12:19)
Đất nước Việt Nam hiện nay còn thiếu cái gì? Để giải đáp cho câu hỏi này một cách không trực tiếp, tưởng không gì hơn là mời bạn hãy đọc bài viết chân tình dưới đây.

Nến sáng đêm nguyện cầu: Một biển nến cầu nguyện trước dinh tổng thống ở Warsaw, Ba Lan để tưởng niệm tổng thống Ba Lan Lech Kaczynski và hàng chục quan chức cao cấp khác tử nạn trong một vụ rơi máy bay.


Ba Lan giữa mùa tuyết tan. Tin Tổng thống Lech Kaczynxki và phu nhân cùng đoàn tuỳ tùng tử nạn trong vụ rơi máy bay đã làm bàng hoàng cả đất nước. Chẳng ai còn thiết làm ăn gì, chỉ chờ mong tin tức. 
Ngày chủ nhật (11/4) biết tin buổi chiều linh cữu của Tổng thống sẽ được đưa về trước, người ta cứ lặng lẽ ra đường phố, đi về phía sân bay để đón linh cữu Tổng thống. Người nối người đứng dọc hai bên đường từ sân bay Warszawa về đến Dinh Tổng thống. Họ đã đứng đón như thế từ trưa cho đến tận chiều, rồi kéo về quảng trường trước Dinh Tổng thống, thắp lên hàng ngàn ngọn nến và cầu nguyên qua đêm… Có những cụ già mái đầu bạc phơ, cố chống gậy đến đây; nhiều cặp vợ chồng bồng bế theo con nhỏ; mọi tầng lớp xã hội dường như muốn sát cánh bên nhau để cùng chia sẻ nỗi đau thương của dân tộc. Chỉ thấy những gương mặt thẫn thờ, nước mắt và hoa! Nhiều người Việt và dân nhập cư khác cũng rơi nước mắt.


Lech Kaczynxki sinh ngày 18 -6-1949 tại Warszawa, ông nhận bằng Tiến sĩ Luật (1980), bảo vệ luận án TS khoa học (Dr Habil) năm 1990 và là giáo sư Đại học. Ông thành lập Đảng Pháp luật và Công lý, ra tranh cử và nhân dân trực tiếp bỏ phiếu bầu ông làm Tổng thống (nhiệm kỳ 2005 – 2010).


Là Tổng thống, tạm rời căn hộ chung cư vào sống trong Dinh Tổng thống, ông vẫn giữ nếp sống tiết kiệm, làm việc cần mẫn của một Giáo sư. Vợ ông, bà Maria, một trí thức sống khiêm nhường giản dị, như người bình dân. Con gái ông bà làm Luật sư ở một tỉnh lẻ. Những người đối lập và giới báo chí thường xuyên “săm soi”, “bới lông tìm vết” các chính trị gia, nhưng họ đã chẳng tìm ra được tì vết gì về tham nhũng, tiêu cực, xa hoa, lãng phí từ ông và gia đình. Họ đành chê ông quá giản di “như một củ khoai tây”, bà thì lúc nào cũng mặc màu tối “như một con chuột xám”, không thể hiện rõ là một Đệ nhất phu nhân!… Giờ đây những người đó lại ca ngợi ông bà. Có người nói: “Ông không còn để tha lỗi cho tôi!”…


Nhưng điều quan trọng nhất, ông đã tiếp nối sự nghiệp của hai Tổng thống tiền nhiệm sau “cuộc Cách mạng dân chủ”, đưa Ba Lan phát triển nhanh và vững chắc trên con đường dân chủ, xã hội dân sự theo những tiêu chuẩn văn minh châu Âu. Đồng thời ông khẳng định mạnh mẽ những giá trị truyền thống của dân tộc Ba Lan và thực thi pháp luật nghiêm minh, đem lại cho người dân một đời sống an lành.Những điều tất nhiên trong xã hội Ba Lan hiện nay thì người Viêt Nam ta lại khó tin.


Tất cả trẻ em, kể cả dân nhập cư chưa có thẻ định cư, cứ 6 tuổi là UBND quận (không có cấp phường) đưa giấy đến tận nhà mời cho cháu đến trường. Tất cả học sinh từ lớp 1 đến lớp 12 đều học miễn phí. Sinh viên học các trường đại học công đều không phải đóng học phí. Học sinh chỉ đóng tiền cho sinh hoạt của bản thân: ăn uống, đi tham quan, cắm trại… cho Hội phụ huynh (giáo viên không được đụng đến tiền nong với học trò). Còn nhớ năm 2005, khi tôi sang Ba Lan, thấy cô giáo dạy thằng cháu mình suốt từ lớp 1 đến lớp 4, tuần nào cũng phải kèm thêm mấy buổi chiều để cháu theo kịp các bạn (cháu từ Việt Nam sang vào lớp 1 ngay, chưa biết tiếng Ba Lan), thì cảm động quá. Tôi liền bảo con đưa đến nhà cô để cám ơn và tặng chút “quà quê hương”. Con tôi dãy nảy lên, ở đây không phụ huynh nào được làm như thế! Cuối năm học, tôi đi dự tổng kết lớp, thấy cháu học khá. Ban phụ huynh đưa cho mỗi cháu 2 bông hồng để từng cháu lần lượt lên tặng 2 cô giáo; còn đại diện phụ huynh tặng mỗi cô một gói quà. Giản dị thế thôi. Có một chuyện buồn: cuối năm các cháu đi cắm trại, không may xảy ra tai nạn làm chết một học sinh. Vào ngày nghỉ, thầy Hiệu trưởng ở nhà, không liên quan gì đến tai nạn đó, nhưng thày xin từ chức. Thày rất có uy tín nên Hội phụ huynh xin thầy hãy tiếp tục làm Hiệu trưởng. Thày nói: hãy cho tôi từ chức đề lương tâm được thanh thản! Mới mấy hôm rồi, thằng cháu tôi học lớp 10, về nhà, mặt buồn, bảo bị cô phạt, vì văng tục với một bạn gái. Cô giáo bảo con phải mua một bó hoa đẹp, đến tặng bạn trước lớp và nói lời xin lỗi. Cả nhà bảo đúng quá rồi. Nhưng bố mẹ không cho tiền, phải lấy tiền tiết kiệm ra mà mua hoa để trả giá cho bài học.


Tôi thường nói đùa hai thằng cháu này “gà công nghiệp” quá, ở Ba Lan có muốn hư một tí cũng khó. Trẻ dưới 16 tuổi, mua rượu, bia, thuốc lá không ai bán (dù cháu tôi đã cao 1m75). Trước các trường học không thấy các hàng quán ăn nhậu, càng không tìm đâu ra các quán café đèn mờ, bia tươi mát, quán Nét, hiệu cầm đồ, nhà nghỉ. Người lớn “ăn có nơi, chơi có chốn”, nơi ấy trẻ em dưới 18 tuổi không được phép vào. Cái gì đã cấm mà vi phạm thì xấu hổ lắm…


Cuối 2009 và đầu 2010 con gái tôi phải vào bệnh viện 3 lần. Phải gọi điện để được hẹn ngày khám, rồi hẹn ngày vào bệnh viện (trừ cấp cứu). Người bệnh đã vào nằm viện, mọi viêc đều do bệnh viện chịu trách nhiệm. Người nhà chỉ được thăm ngoài giờ chừng 10 phút/ ngày. Mỗi lần ra viện, bệnh nhân và người nhà (người Việt) cứ băn khoăn, vì có thẻ bảo hiểm rồi, không phải trả một đồng nào, tặng quà bác sĩ không nhận, chỉ nhận bó hoa.


Con tôi nói, có chuyện buồn: đã có 2 người phụ nữ Việt vào “cấp cứu” sinh con trong bệnh viện, không có giấy tờ gì, sắp đến ngày ra viện, họ bế con trốn mất! Bác sĩ phàn nàn, sao lại làm thế?. Không có tiền thì sẽ kê khai xin nhà nước, còn Bác sĩ chỉ chữa trị cho bệnh nhân theo lương tâm và trách nhiệm của mình, chứ có phải vì tiền đâu! Điều tự nhiên như thế nhưng người Việt mình cứ ngỡ ngàng, không tin!…


Tôi cố truy tìm xem “cái mặt trái của cơ chế thị trường” đã hủy hoại giáo dục và y tế ra sao, nhưng không thấy! Các việc khác, chưa trải nghiệm, không dám nói. Nhưng có người Việt tưởng rằng Ba Lan nghèo khổ quá, Tổng thống phải đi máy bay TU 154 do Liên Xô sản xuất hơn 20 năm trước, nay Nga đã không còn dùng! Không phải thế đâu. Đúng là Ba Lan có những cái kém hơn Việt Nam: dân số chỉ có 38,6 triệu, diện tích 322.577 km2, xấp xỉ Việt Nam, nhưng chỉ có vài ba sân golf… GDP của Ba Lan từ 2005 đến 2008 chỉ tăng trưởng 4- 6% năm, năm 2009 chỉ 1,7% năm. Tổng GDP của Ba Lan năm 2007 là 604,4 tỉ USD (VN hơn 80 tỉ), GDP bình quân đầu người/năm là 15.894 USD (VN 1.040 USD)… Chắc vì tiết kiệm cho công quỹ, chắt chiu từng đồng tiền thuế của dân dành cho giáo dục, y tế, chăm lo cho người nghèo, giúp đỡ người nhập cư… mà Tổng thống không cho mua máy bay mới!


Tôi không muốn khóc khi viết những dòng này, nhưng nước mắt cứ trào ra!

Mạc Văn Trang

Giáo xứ Thượng Lộc mừng lễ Trung Thu cho các em Thiếu nhi!

Vào lúc 19h30 ngày 22/09/2010 ti thánh đường Gx Thượng Lc. ĐGM Phaolô Maria Cao Đình Thuyên đã dâng thánh l cu ngyên cho các em thiếu nhi trong ngày tết Trung Thu.
Tết Trung Thu năm nay các em thiếu nhi trong x vui mng và hnh phúc khi được Đức Cha dâng l cu ngyên cho mình trong ngày tết Trung Thu. Đây là ngun động viên ln lao đối vi các em. Dù đã tui già sc yếu nhưng Đức Cha già luôn quan tâm và dành tình yêu thương ca Ngài đối vi gii tr, đặc bit là các em thiếu nhi.
Vào mi th 4 hàng tun ngài luôn dành thi gian vào dâng l cho giáo x và không quên kèm theo nhng gói ke để phát cho các em trước và sau mi thanh l. Đã thành thói quen nên mi ln Đức Cha vào dâng l là các em thiếu nhi đều xếp hàng ch đến lượt mình được nhn ko ca Đức Cha. Cm nhng chiếc ke trong tay các em rt vui sướng và hnh phúc vì trong nhng cái ke đó cha đầy tình yêu thương ca v mc t đối vi đàn chiên bé nh.


Thánh l bt đầu bng cuc rước nhp l, dn đầu là bình hương, Thánh giá, nến cao do các chú giúp l dn đầu. Sau đó là tt c các em thiếu nhi trong giáo x ri đến đội kèn hơi sau cùng là Đức Cha ch tế. Cuc rước hôm nay rt đặc bit ch dành riêng cho các em thiếu nhi nên không có ban ngành nào trong giáo x tham gia đoàn rước. Đi trong đoàn rước em thì cm đèn ông sao, em thì cm nến va đi va cười đùa rạng rỡ thích thú. Đây là ln đầu tiên Giáo x t chc l tết Trung Thu cho các em nên hu hết các em thiếu nhi đều được cha m đưa đến nhà th để mng l tết Trung Thu và nhn quà Trung Thu ca Đức Cha. Thánh l có s tham d ca các thy Dòng Don Bosco, Dòng Tha Sai Bác Ái và đông đủ các em thiếu nhi cùng toàn th giáo dân trong giáo x.

Dn nhp vào thánh l Đức Cha nhn nh:"
Hôm nay là ngày lễ thiếu nhi, cả giáo hội đang hướng về để cùng thiên thần, các bậc cha mẹ, các anh chị chúng ta cùng hãy chung vui cùng các em và dâng lễ cầu nguyện nhiều cho các em. Bởi vì các em là những lớp người Chúa Giêsu chọn làm mô hình, để chọn những ai được vào nước trời như lời người đã nói, Thiên đàng là của các trẻ và những ai giống như các trẻ. Chúng ta cầu nguyện cho các em và cũng xin cho mỗi người chúng ta được giữ lòng trong sạch như các em."
Trong bài ging l Đức Cha chia s:"Hin nay nhiu nước trên thế gii đang dy lên nhiu phong trào, phong trào đòi điu kin bình đẳng cho phũ n, phong trào đòi ký nhng hip ước bo v tr em, bo v thai nhi ... Nhng cái điu đó, chúng ta thy rng: Chính Chúa Giêsu, Ngài đã để ý chú ý đến t cách đây hơn hai ngàn năm ri. Trong bài tin mng hôm nay chúng ta thy, trong thi ging đạo, thì Chúa đã rt quan tâm đến các em, khi các bà m bng các em đến thì các tông đồ không cho li gn Chúa, vì s các em hay quy ri làm phin thy. Nhưng mà Chúa Giêsu ngăn các tông đồ. Không! Hãy để các tr đến vi thy, vì nước Thiên Đàng là ca các tr và nhng ai ging như các tr. Như vy chúng ta thy được, Chúa rt là thương yêu các tr, Chúa coi trng các tr, Chúa mun cho các tr được gn gũi Ngài. Để Ngài đặt tay và chúc lành cho..."
Sau thánh l là chương trình văn ngh "Vui Tết Trung Thu" do các em thiếu nhi trong trong x biu din. Trong li khai mc đêm văn ngh ông Antôn: Trn Xuân Dn ch tch HĐMV giáo x thay li cho toàn th giáo x cám ơn Đức Cha già đã dâng thánh l cu nguyn cho các em thiếu nhi trong x đồng thi chúc mng Tết Trung Thu đến toàn th các em thiêu nhi trong giáo x, đồng thi cám ơn ban t chc đã nhit thành trong công tác t chc thánh lđêm văn nghê. Đặc bit cám ơn anh ch em trong giáo x đang làm ăn hi ngoi đã tài tr cho giáo x t chc đem văn ngh và gi quà cho các em nhân dp tết trung thu.


Sau phn khai mc là các tiết mc ca múa hát ca các em thiếu nhi mang đậm bn sc "cây nhà lá vườn" nhưng rt sôi động. Nhng câu hát, điu múa ca các em th hin rt rõ nim vui trong đêm trung thu. Đêm văn ngh càng sôi động hơn khi được thy Dòng Don Bosco hướng dn và ch đạo chương trình. Các em đã có mt đêm vui chơi rt thoái mái và đầy ý nghĩa.

Chương trình văn ngh "Vui Tết Trung Thu" khép li đã để li rt nhiu nim vui và cm cho các em. Hy vng sau thánh l đặc bit cu nguyn cho các em và nhng gi phút sinh hot giao lưu văn ngh s là ngun động viên khích l các em ngoan ngoan hơn, chăm ch hơn trong cuc sng để mi dp trung thu v các em li có nhng món quà thiêng liêng dâng lên Chúa trong đêm trung thu.

9 thg 9, 2010

Ai về Thượng Lộc hôm nay


Toàn cảnh giáo xứ Thượng Lộc
[GPVO] - Từ tuyến đường 1A tránh Vinh nhìn xuống, những công trình xây dựng cao tầng thi nhau mọc lên. Hệ thống đường sá được đầu tư mở rộng. Đời sống kinh tế vật chất khấm khá, cuộc sống văn hóa tâm linh cũng được thúc đẩy. Tất cả dường như phác họa hình ảnh một giáo xứ trên đà phát triển hôm nay.

Sức sống mới nơi giáo xứ ven đô*

Những năm trước, nếu ai có dịp về thăm Thượng Lộc chắc không khỏi băn khoăn trước những vất vả trong cuộc sống nghề nông của giáo dân nơi đây. Thuộc xứ đạo Bố Sơn, đời sống bà con tín hữu hoàn toàn phụ thuộc vào cấy cày; lúc nhàn rỗi thì rủ nhau đi “cửu vạn”, làm thuê trên phố.

Giã từ ký ức một miền quê nghèo, Thượng Lộc đang lột xác, “thay da đổi thịt” trở thành một làng Công giáo phát triển nhanh, mạnh về kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện Nghi Lộc, Nghệ An. Người dân nơi đây đang được hưởng những “ân lộc từ trên ban xuống” đúng như ý nghĩa tên gọi mà tổ tiên đã chọn lấy khi thành lập làng.

Trao đổi với chúng tôi, ông Antôn Trần Xuân Dần - chủ tịch Hội đồng mục vụ đã vui mừng nêu bật một số thành tựu giáo xứ đạt được trong phát triển kinh tế.

Điểm mạnh nơi đây là phong trào xuất khẩu lao động. Tính sơ qua, trong làng chỉ 2000 giáo dân nhưng có trên 100 con em đang sinh sống và làm việc tại nhiều quốc gia trên thế giới, đông nhất là tại Anh, Đức, Ba Lan, Bỉ, Úc, Hàn Quốc, Nhật, Đài Loan, v.v..

Vì sao từ chỗ là địa phương nghèo mà số người xuất ngoại đông đảo như vậy? Phương pháp của bà con tín hữu ở đây cũng khá đơn giản. Ban đầu, một số hộ thường là anh em họ hàng ruột thịt chung vốn để một thành viên trong nhóm đi. Nếu thuận lợi thì thời gian sau, số tiền làm ra được gửi về để những người kia tiếp tục.

Nhờ lượng ngoại tệ gửi về, người ở nhà có điều kiện xây dựng nhà cửa, mua sắm thiết bị tiện nghi để phục vụ cuộc sống, có vốn để đầu tư kinh doanh, buôn bán. Con cái được quan tâm và lo lắng về mặt học hành. Đời sống người giáo dân trên đất phía tây nam Nghi Vạn được nâng lên bằng mức sống của nhiều hộ khá giả tại địa phương.

Mặc dù sinh sống tản mác nhưng với ý thức lưu giữ những truyền thống tốt đẹp vốn có; những nhóm, hội đồng hương đã được thành lập ra để thắt chặt tình cảm của đoàn con xa quê với mẹ.

Các hoạt động sinh hoạt lớn trong giáo xứ đều nhận được sự hỗ trợ tận tình từ những nhóm này. Thông qua Đức Cha Cao Đình Thuyên, một số giáo dân gốc Thượng Lộc tại Anh đã tài trợ số tiền hàng trăm triệu đồng để thiết lập đội kèn Tây 60 người (19.11.2008). Ông G.B Mai Xuân Trung, Phó chủ tịch Hội đồng mục vụ cho biết thêm về việc nhóm đồng hương Ba Lan dành tặng nhà thờ quả chuông trị giá hàng chục triệu đồng hiện đang treo trên tháp.

Hãy trao cho nhau nén bạc hồng ân mà Thiên Chúa ban tặng

Căn cứ sự phát triển trên nhiều phương diện, Tòa Giám mục Xã Đoài đã quyết định thiết lập giáo xứ Thượng Lộc ngày 5-7-2008. Theo dự kiến, giáo họ sẽ sát nhập với họ đạo Hưng Thịnh (Kẻ Gai) trở thành một đơn vị nhưng không thành. Kể từ đó, Thượng Lộc trở thành giáo xứ độc lập từ một giáo họ duy nhất.
Trước những thành tựu trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa giáo xứ; Đức Giám mục Phaolô Maria Cao Đình Thuyên đã nói lên niềm vui mừng, sung sướng trong dịp ngài chủ tế thánh lễ cao điểm tuần chầu lượt ngày 22.8.2010 vừa qua.
Đức Cha Phaolô nhấn mạnh đến những hậu quả tai hại do nghèo đói đưa đến: “Anh chị em thân mến! Cái nghèo túng thường dẫn con người đến cái đói và khi người ta đói thì dễ đánh mất cả lòng tự trọng cũng như phẩm giá của mình. Càng nguy hơn, cái đói có thể dẫn người ta tới cái chết sau khi đã đánh mất tình yêu thương và tạo ra hố sâu ngăn cách con người”. “Bởi đó, cái đói không chỉ là mối ưu tư, là mục tiêu chống chọi của các nước nghèo mà còn là nỗi khắc khoải của Giáo Hội”. Ngài không quên chúc mừng giáo xứ đã vượt qua giai đoạn khó khăn và đang vươn lên giàu mạnh.
Đức Cha Phaolô nhắc nhở “Ngoài sự sống thể xác còn sự sống tâm hồn nữa. Rất tiếc vì mãi mê tìm cách xóa đói phần phần xác mà người ta thường quên mất cái đói tâm hồn”.
Mọi người dân trong giáo xứ cần đẩy mạnh công cuộc bác ái, “phải yêu thương giúp đỡ những người nghèo khổ, bất hạnh và sẵn sàng chia cho nhau nén bạc hồng ân mà Thiên Chúa ban tặng”. Ngài nói.

* Thượng Lộc nằm ở phía Tây Nam xã Nghi Vạn, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An; thuộc vùng giáp ranh Thành phố Vinh. Giáo xứ hiện nay do linh mục Giuse Nguyễn Viết Nam phụ trách.

 Antôn: Trần Đức Hà

23 thg 8, 2010

Giáo xứ Thượng Lộc đón mừng tuần chầu đền tạ


Vào hồi 16h chiều ngày 20/08/2010 cộng đoàn Gx Thượng Lộc hân hoan vui mừng đón rước ĐGM Phaolô Nguyễn Thái Hợp về dâng thánh lễ cầu nguyện cho 86 con em trong Gx được lãnh nhận bí tích hoà giải và rước lễ lần đầu, trong tuần chầu lượt của giáo xứ. Tiếp đó, vào lúc 7h30 sáng ngày 22/08 ĐGM Phaolô Maria Cao Đình Thuyên, cùng 16 linh mục trong và ngoài giáo hạt Xã Đoài đã đồng dâng thánh lễ trong ngày cao điểm của tuần chầu lượt giáo xứ.
Nhìn bề ngoài, ĐGM tiền nhiệm cùng các linh mục và quan khách thường tham dự các dịp lễ lớn như tuần chầu lượt, lễ quan thầy của giáo xứ, lễ giáng sinh hàng năm một năm một lần không khỏi ngạc nhiên, khi thấy không khí tổ chức tuần chầu lượt của giáo xứ năm nay khác hẳn những thánh lễ trước đây. Xét về mặt tổ chức, giáo xứ có 27 giáo tổ chia sẻ lời Chúa, chia thành 4 giáo vùng. Theo truyền thống trong giáo xứ, mỗi giáo tổ trong xứ đều có một cổng chào, những cổng chào này sẽ được 27 tổ dựng lên dọc các tuyến đường trong giáo xứ vào mỗi dịp lễ lớn. 
Mời xem lại hình ảnh giáo xứ tổ chức tuần chầu lượt năm 2009 tại: http://picasaweb.google.com/tranxuanhuyen/HinhAnhGiaoXuThuongLocGpVinhToChucTuanChauEnTa#

Hình ảnh trong khuôn viên nhà thờ trong tuần chầu 2009

Đoàn LM đồng tế thánh lễ cao điểm của tuần chầu lượt 2009
Năm 2010 là năm thứ 3 giáo xứ được nâng lên hàng giáo xứ, nên giáo dân trong giáo xứ luôn mong muốn để lại những dấu ấn cho những quan khách mỗi lần về hiệp thông cùng giáo xứ trong mỗi dịp đại lễ (Lễ chầu lượt, lễ quan thầy, lễ giáng sinh ...). Con người Thượng Lộc đã có truyền thống tôn trọng khách, nên luôn mong muốn được thể hiện quan điểm của mình trước hết là về tổ chức (bề ngoài). Giáo dân luôn mong muốn tổ chức các dịp đại lễ thật long trọng và hoành tráng để nói lên tinh thần hiệp nhất trong việc sống đạo và giữ đạo. Bên cạnh đó, việc tổ long trọng và hoành tráng cũng mang tính chất truyền giáo cho những quan khách chưa nhận biết Chúa khi về chung vui các dịp lễ với các gia đình giáo dân trong giáo xứ. Với những mục đích trên, giáo dân Thượng Lộc luôn mong muốn được giữ những nét đẹp truyền thống đã có từ lâu trong giáo xứ, chứ không phải tổ chức với mục đích khoe khoang, phô trương ... như nhiều người nói. Giáo dân trong giáo xứ có tinh thần bên trong như thể nào thì mới thể hiện ra được bên ngoài như vậy.

Đoàn rước nhập lễ sáng 22/08/2010

ĐGM Gp và đoàn linh mục đồng tế (chiều thứ  6 ngày 20/08/2010)

Giờ chầu ngày cao điểm 22/08

ĐGM, Linh mục, các tu sĩ và giáo dân đều hướng về Thánh thể Chúa




ĐGM cùng các Lm đồng tế và các em giúp lễ, lễ sinh, đội dâng lễ vật
Nhìn chung trong các ngày lễ của tuần chầu lượt, giáo dân tham dự đầy đủ và sốt sắng mặc dù có chậm giờ giấc vì lý do thời tiết, một lý do hợp lý. Thánh lễ khai mạc, lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu sáng thứ 6 gồm có 9 linh mục trong đó cha hạt mới Fx Võ Thanh Tâm chủ tế, sau thánh lễ 86 con em trong giáo xứ được lãnh nhận bí tích hoà giải. Cũng trong thời điểm trên bà con giáo dân trong xứ cũng tập trung về giáo xứ để xưng tội. 
Chiều cùng ngày, giáo xứ long trọng đón rước ĐGM Gp Phaolô Nguyễn Thái Hợp về dâng thánh lễ cầu nguyện cho các em xưng tội và rước lễ lần đầu.
ĐGM Gp cho các em rước lễ lần đầu.
Sang ngày thứ 7, lễ kính Đức Mẹ, linh mục quản hạt chủ tế cùng 8 cha trong và ngoài hạt đồng tế. Trong bài giảng lễ kính Đức mẹ, Linh mục Antôn Hoàng Trung Hoa đã nhấn mạnh về 4 nét đẹp của Đức Maria: Nét đẹp về sự vâng phục, nét đẹp về sự trinh khiết, nét đẹp khao khát vào Chúa và nét đẹp về đức yêu thương. "Đức mẹ không phải là một thiếu nữ có ngoại hình nghiêng nước nghiêng thành, bởi nếu Đức mẹ có ngoại hình như thế thì Đức mẹ khó có thể lọt qua được con mắt của các quan quyền ngày xưa để đến với Thánh cả Giuse, chàng thanh niên làm thợ mộc ở làng Nagiaret. Như vậy Đức mẹ phải có một nét đẹp nào khác khiến các nhà thơ, nhà văn, các nhạc sĩ hoạ sĩ đã nói: Đức trinh nữ tuyệt mỹ, đẹp như vầng trăng thanh ...".
Sang ngày chủ nhật,22/08/2010 ĐGM Phaolô Maria Cao Đình Thuyên cùng 16 linh mục trong và ngoài giáo hạt đã đồng dâng thánh lễ trong ngày cao điểm tuần chầu đền tạ của giáo xứ. Thánh lễ được cử hành rất long trọng và sốt sắng, sau thánh lễ là giờ chầu thánh thể do ca đoàn giáo xứ Bổ Sơn phụng vụ. Những tiếng đàn, lời ca, lời cầu nguyện
được cất lên là những lời nguyện xin tha thiết nhất 
ĐGM và các linh mục đang suy ngẫm giờ chầu Thánh Thể
của đoàn con cái dâng lên Chúa.
Tuần chầu đã kết thúc và chắc chắn Thiên Chúa đã để lại trong tâm hồn của mỗi giáo dân những hồng phúc mà Chúa luôn ban tặng cho những ai chạy đến với Chúa.










Xem thêm hình ảnh tuần chầu lượt tại đây: 

Đại Chủng viện: Nơi khởi đầu của sự canh tân Giáo phận


Giáo phận vinh Online:
Đại Chủng viện là con ngươi của Giám mục. Việc canh tân giáo phận phải bắt đầu bằng việc canh tân Đại Chủng viện.

Khi bắt đầu sứ vụ giám mục của mình, Đức Cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp đã rất chú trọng đến việc đào tạo các linh mục tương lai của giáo phận. Đại Chủng viện là một trong những mối quan tâm hàng đầu của ngài. Chính vì thế, buổi sáng ngày 19/08/2010, ngài có cuộc họp với ban đào tạo của Đại Chủng viện Vinh Thanh, với sự hiện diện Đức Cha Giuse Nguyễn Chí Linh (Giám mục Giáo phận Thanh Hóa) và các Cha trong ban đào tạo hai Giáo phận.
Nội dung cuộc họp tập trung vào việc điều chỉnh lại cơ cấu Đại Chủng viện và cùng trao đổi, thảo luận về công việc đào tạo linh mục sao cho có kết quả tốt và phù hợp với hoàn cảnh hiện nay.

Canh tân cơ cấu Đại Chủng viện

Đại Chủng viện Vinh Thanh, cũng gọi là Đại Chủng viện Thánh Phanxicô Xaviê, được thành lập năm 1988, dựa trên cơ sở của Đại Chủng Viện Xã Đoài. Đó là kết quả từ những cố gắng của hai Đức Cha Phêrô Trần Xuân Hạp và Đức Cha Phêrô Phạm Tần trong một hoàn cảnh đầy khó khăn.
Đại Chủng viện Vinh Thanh có chức năng đào tạo linh mục cho hai Giáo phận Vinh và Thanh Hóa. Cho tới nay, Đại Chủng viện Vinh Thanh đã thâu nhận 11 khóa với 373 chủng sinh. Đã có 8 khóa ra trường và đào tạo cho hai Giáo phận trên 200 linh mục.
Xét về cơ cấu, khi thành lập, Đức Cha Phêrô Trần Xuân Hạp (Giám mục Vinh) giữ vai trò Giám đốc. Đức Cha Phêrô Tần (Giám mục Thanh Hóa) làm Phó Giám đốc. Ban đào tạo trong Chủng viện gồm có: Cha bề trên, các cha giáo, cha linh hướng và các cha giải tội. Truyền thống đó tiếp tục đến hôm nay.
Để tránh việc quản trị theo “kiểu bao cấp”, Đại Chủng viện Vinh Thanh cần cơ cấu lại theo Giáo luật 1983 quy định. Hai Đức Cha đã đồng thuận trao lại chức vụ Giám đốc và Phó Giám đốc cho Chủng viện. Từ nay, người đứng đầu điều hành Chủng viện sẽ không còn gọi là Cha Bề trên nữa, mà được gọi là Cha Giám đốc.

Tiếp đến, tính liên Giáo phận của Đại Chủng viện cũng được bàn trong phiên họp này. Từ bản chất và tên gọi, Đại Chủng viện Vinh Thanh vốn mang tính liên giáo phận. Trong tương lai gần, Hà Tĩnh và Quảng Bình sẽ được tách ra thành một giáo phận mới, nên Đại Chủng viện Vinh Thanh lại càng mang tính liên Giáo phận rõ nét hơn.
Theo ý kiến của Đức Cha Phaolô và các cha, ngoài các Giáo sư thỉnh giảng thì Đại Chủng viện Vinh Thanh cần có ít nhất một linh mục Giáo phận Thanh Hóa nội trú tại Đại Chủng viện để cộng tác với ban đào tạo. Sau khi thảo luận, Đức Giám mục Thanh Hóa đồng ý và cử Cha Giuse Vũ Thanh Long đảm nhiệm công tác này. Đây là một bước tiến mới, xóa đi những “mặc cảm” vốn có từ trước như “Đại Chủng viện là của Vinh, Thanh Hóa chỉ vào học nhờ mà thôi”. Sự bổ sung này sẽ làm phong phú cho ban đào tạo và mang lại nhiều lợi ích cho các chủng sinh, nhất là chủng sinh Thanh Hóa.

Những bổ nhiệm mới

Sau khi tham khảo ý kiến của các linh mục trong ban đào tạo, hai Đức Cha đã bổ nhiệm ban điều hành mới của Đại Chủng viện Vinh Thanh (nhiệm kỳ 4 năm, 2010-2014) như sau:
1. Cha G.B. Nguyễn Khắc Bá làm Giám đốc.
2. Cha Giuse Vũ Thanh Long làm Phó Giám đốc, đặc trách đời sống.
3. Cha Phêrô Nguyễn Văn Viên làm Phó Giám đốc, kiêm Giám học.
4. Cha Gioan Nguyễn Hồng Pháp làm Quản lý.
5. Cha Phêrô Nguyễn Vĩnh Tâm, Linh hướng cùng với Cha Gioan TC Nguyễn Phước.

Bàn về việc đào tạo linh mục

Mối quan tâm hàng đầu của Giáo Hội là làm sao để đào tạo các linh mục thánh thiện, có khả năng đáp ứng cho công cuộc loan báo Tin Mừng hôm nay.
Việc đào tạo ở Đại Chủng viện không chỉ đơn thuần là “truyền đạt kiến thức” hay là học một số “kỹ thuật mục vụ” nhưng phải là sự huấn luyện mang tính toàn diện con người linh mục tương lai. Việc đào tạo phải đụng chạm và có sức biến đổi toàn bộ con người của họ, từ cách suy nghĩ, phán đoán, chọn lựa, hành động và cả những động lực thúc đẩy họ. Tính toàn diện đó được tóm lại trong bốn cột trụ chính của việc đào tạo ở chủng viện: nhân bản, tri thức, tu đức và mục vụ mà Công đồng Vatican II, đặc biệt là Tông huấn Đào tạo linh mục (Pastores Dabo vobis) hướng dẫn.
Theo tinh thần đó, Đức Cha Phaolô cho rằng cần chân thành nhìn lại kết quả đào tạo của Đại Chủng viện trong những năm qua. Ban điều hành mới cần phải làm việc nhiều hơn để làm sao công việc đào tạo có kết quả tốt hơn và phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của hai Giáo phận Vinh và Thanh Hóa. Đồng thời, Đại Chủng viện phải tăng cường sự đồng hành của các Cha đào tạo với từng lớp và từng chủng sinh. Mỗi lớp sẽ có cha đặc trách hướng dẫn và theo dõi các chủng sinh. Nhờ sự đồng hành này, các cha đào tạo biết rõ hơn các chủng sinh và hướng dẫn họ trên con đường ơn gọi.
Đại Chủng viện cần tạo ra bầu khí cởi mở giữa các nhà đào tạo và các chủng sinh. Sự cởi mở này không phải là sự “niềm nở” chào hỏi nhau nhưng là thái độ quảng đại, đón nhận và cộng tác của chủng sinh trong việc huấn luyện mình trở thành linh mục. Đây là thái độ cần thiết cho việc đào tạo các linh mục. Chúng ta không thể chấp nhận những ứng sinh linh mục được đào tạo theo kiểu “nín thở qua sông”.
Vấn đề “đầu vào”“đầu ra” của Đại Chủng viện cũng được đưa ra bàn thảo trong cuộc họp. Việc đào tạo sẽ có vấn đề nếu “đầu vào” là 20 chủng sinh và “đầu ra” là 20 linh mục. Điều này nói lên cái gì đó chưa “bình thường” trong quá trình đào tạo.
Chính vì thế, trong quá trình đào tạo, những người hữu trách xét thấy có những chủng sinh không phù hợp với đời sống và sứ vụ linh mục thì phải can đảm hướng dẫn họ lựa chọn con đường khác. Nhất là trong thời gian 2 năm đầu Triết học. Không nên để đến năm cuối cùng vì sẽ tạo ra những khó khăn, càng không nên đợi đến ngày chuẩn bị chịu chức linh mục.
Ban điều hành mới sẽ làm việc nhiều hơn về chương trình đào tạo của Đại Chủng viện. Đức Cha Phaolô cũng mong muốn Đại Chủng viện sẽ mời nhiều hơn nữa các giáo sư từ ngoài về để bổ túc những môn học còn thiếu.
Ngoài ra, vấn đề mục vụ ơn gọi tiền Chủng viện và việc tuyển các chủng sinh vào Đại Chủng viện của Giáo Phận Vinh cũng cần phải xem lại. Vấn đề này sẽ được đưa ra thảo luận tại những cuộc gặp gỡ các linh mục trong tương lai.

Đại Chủng viện được tự lập về tài chính

Từ trước tới giờ, vấn đề kinh phí đào tạo và đời sống của Đại Chủng viện lệ thuộc vào Tòa Giám mục. Hằng năm Tòa Thánh giúp kinh phí cho Chủng viện. Kinh phí đó được chuyển về Tòa Giám mục. Tòa Giám mục chịu trách nhiệm quản lý và chi trả các chi phí của Chủng viện. Đức Cha Phaolô quyết định: Từ nay, kinh phí trợ giúp đó được trực tiếp chuyển thẳng về Đại Chủng viện quản lý và chi trả. Việc xây dựng những cơ sở lớn của Đại Chủng viện do Giáo phận.
Đức Cha Phaolô cũng đề nghị tăng tiền ăn của mỗi chủng sinh lên từ 18 đến 20.000 đồng/ngày; “thay vì ăn ít mà phải mua thuốc uống thì nên dùng tiền đó vào tiền ăn thì tốt hơn”.
Hai Đức Cha và ban đào tạo thống nhất là hai Giáo phận sẽ dành một ngày quyên tiền giúp Đại Chủng viện. Ngày đó sẽ là Chúa nhật Chúa Chiên Lành hằng năm. Mọi đóng góp sẽ được chuyển về Đại Chủng viện.

Kết luận

Công việc huấn luyện con người luôn là công việc khó nhọc, đòi hỏi nhiều dấn thân, đặc biệt trong việc đào tạo và huấn luyện các linh mục. Sức sống của Giáo phận tùy thuộc rất nhiều vào kết quả đào tạo tại Đại Chủng viện. Đức Cha Phaolô cám ơn những cố gắng của các cha đã quảng đại và dấn thân trong lĩnh vực khó khăn này. Hy vọng những cố gắng đó được sinh hoa kết trái như lời thánh Phaolô: “Tôi trồng, anh Apôlô tưới, nhưng Thiên Chúa mới làm cho lớn lên” (1Cr 3,7).


Lm: Phêrô Nguyễn Văn Hương